Quy định về quản lý chữa cháy
- Các máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất để chữa cháy đều thuộc cơ sở chuyên dụng, nghiêm cấm các hành vi phá hoại, mượn hoặc làm hỏng.
- Lập hồ sơ các máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất chữa cháy, bảo quản giữ gìn tốt.
- Chuẩn bị các thiết bị, máy móc chữa cháy thay thế, các thiết bị dễ hỏng và bảng tổng kết kỹ thuật. Kịp thời thay mới các thiết bị chữa cháy đã hỏng hóc, không hoạt động, quá hạn. Bổ sung kịp thời các phụ kiện còn thiếu và các thiết bị dễ hỏng.
- Tăng cường công tác bổi dưỡng và giáo dục phòng cháy chữa cháy. Các tổ nhóm tăng cường luyện tập, đốc thúc công tác kiểm tra; công ty quản lý chặt chẽ đảm bảo an ninh.
- Mỗi thành viên của công ty đều có trách nhiệm và nghĩa vụ học tập, nắm vững kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy.
- Ghi chép và bảo quản nhật ký kiểm tra.
Quy định kiểm tra lưu động
Kiểm tra khu vực sản xuất LNG mỗi giờ, trong những tình huống đặc biệt có thể tăng số lần kiểm tra cho phù hợp. Nội dung kiểm tra lưu động bao gồm:
- Kiểm tra áp suất xe bồn, đồng hồ áp suất dòng, van, các loại đồng hồ đo, thiết bị điều áp, nhiệt kế, kiểm tra tình trạng của quy trình công nghệ có hoạt động bình thường.
- Kiểm tra trạng thái đóng, mở của tất cả các van có phù hợp với yêu cầu của quy trình vận hành sản xuất hay không; giá trị hiển thị của các đồng hồ áp suất đã chính xác hay chưa, có tình trạng rò rì hoặc có nguy cơ không an toàn nào không.
- Các thông số vận hành thu thập được tại chỗ và các thông số thu thập trên hệ thống cần được kiểm tra, so sánh cẩn thận. Nếu có sai lệch tương đối lớn thì cần tìm ra nguyên nhân rồi sửa chữa kịp thời.
- Trong quá trình kiểm tra nếu có phát hiện vấn đề gì thì phải xử lý ngay lập tức, không được phép để lại cho nhóm trực ban sau xử lý.
- Thường xuyên kiểm tra khu vực tường bao, cửa lớn vào trạm xem có vấn đề khác thường không.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của các phương tiện chiếu sáng, các biển bảo sơ tán an toàn trong khu vực trạm.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị.
- Trong quá trình kiểm tra cần ghi rõ nhật ký làm việc, trình bày gọn gàng, rõ ràng, bảo quản cẩn thận.
Quy định quản lý trang thiết bị an toàn
- Lập hồ sơ theo từng loại trang thiết bị an toàn, bảo quản cẩn thận.
- Lập quy định quản lý trang thiết bị an toàn.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị theo định kỳ.
- Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn có dấu hiệu dị thường, hỏng hóc, không hoạt động, cần xây dựng phương án sửa chữa kịp thời; hoặc thay mới nếu cần; đồng thời ghi chép nhật ký sửa chữa hoặc thay mới; nghiêm cấm sử dụng các trang thiết bị có dấu hiệu dị thường.
- Dựa theo đặc điểm của từng loại trang thiết bị an toàn để tiến hành kiểm tra nửa năm hoặc mỗi năm 1 lần.
- Nghiêm cấm việc tháo dỡ các máy móc, trang thiết bị an toàn và sử dụng quá hạn sử dụng.
- Nhân viên kỹ thuật thiết bị quản lý việc vận hành an toàn, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị an toàn.
Quy định kiểm tra an toàn xe bồn vào trạm
Tất cả các xe bồn trước khi vào trạm đều cần được kiểm tra, nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra đầy đủ nhật ký hoạt động, tài liệu của xe bồn.
- Kiểm tra thiết bị chống cháy của xe bồn.
- Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của các phụ kiện của xe bồn như: đồng hồ áp suất, van an toàn, đồng hồ lỏng, van ngắt khẩn cấp.
- Kiểm tra bề ngoài xe bồn xe có bị biến dạng hay không, nổi sần, có hiện tượng bị va đập mạnh hay không, lớp sơn bồn có hoàn chỉnh không; các biển hiệu cấm hút thuốc, chống cháy nổ đã dán hay chưa, trạng thái lốp xe, hộp van còn tốt không, thiết bị khóa đã được niêm phong chặt chưa. Kiểm tra các bu long, đai ốc ở phần nối giữa bồn và xe xem có hiện tượng bị nới lỏng, đã có phương án chống nới lỏng, chống sốc hay chưa.
- Kiểm tra van bồn, thân đế van và bộ phận tiếp xúc đã chặt hay chưa, có rò rỉ hay không.
- Kiểm tra động cơ, phanh và đèn của xe bồn.
- Kiểm tra ghế lái của xe bồn, hộp van xem có để những đồ vật dễ cháy nổ như xăng, dầu… trong đó hay không.
- Kiểm tra lái xe của xe bồn xem có mang theo bật lửa, thuốc lá hay không, điện thoại đã tắt máy hay chưa.
- Kiểm tra trên xe bồn đã có ít nhất 2 bình chữa cháy bột khô và đèn pin chống cháy nổ hay chưa.
- Kiểm tra giấy phép lái xe, giấy phép phụ xe của cả lái và phụ xe bồn.
- Kiểm tra trên xe bồn đã có sẵn các công cụ để sửa chữa hay chưa.
- Nhân viên kiểm tra cần phải ghi chép lại bảng kiểm tra an toàn trước khi xe bồn vào trạm, lưu giữ cẩn thận.
- Xe bồn phù hợp quy định quản lý an toàn trạm LNG thì nhân viên gác cổng mới mở cổng cho xe vào.
TUẤN LV
Kỹ Thuật LNG
Chịu trách nhiệm phát triển kênh Online công ty Lửa Việt Gas ️
Tôi là Tuấn LV . Tôi là một kỹ thuật chuyên nghành LNG,CNG. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và xây lắp hệ thống cấp LNG,CNG.
Là một người đam mê kỹ thuật. Tôi chia sẻ những bài viết về kỹ thuật gas mong sẽ mang tới mọi người hiểu hơn và sử dụng LNG,CNG một cách an toàn nhất. Hãy liên hệ với tôi qua SDT : 0977 04 1136